Đệm bông ép bị mốc là vấn đề rất phổ biến phải tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý. Bài viết dưới đây thegioidembongep.com sẽ hướng dẫn cách khắc phục tính trạng đệm bông ép bị mốc hiệu quả và nhanh chóng.
Contents
Nguyên nhân khiến đệm bông ép bị mốc
Đệm bông ép là loại đệm được làm từ các sợi bông và được ép chặt lại dưới nhiệt độ cao, tạo thành một khối đệm chắc chắn với độ cứng cao. Đệm bông ép nếu không được bảo quản và sử dụng đúng cách thì rất dễ bị mốc. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đệm bông ép bị mốc:
Môi trường ẩm ướt
Độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Các vùng có khí hậu ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa, độ ẩm trong không khí cao rất dễ khiến đệm bị mốc Ngoài ra, việc đặt đệm trực tiếp lên sàn nhà hoặc trong những căn phòng kín, thiếu ánh sáng và không có đủ không khí lưu thông cũng là nguyên nhân dẫn đến đệm bị mốc.

Không vệ sinh đệm thường xuyên và vệ sinh đệm không đúng cách
Việc không vệ sinh đệm thường xuyên hoặc không biết cách vệ sinh đúng có thể dẫn đến việc tích tụ bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn khác trên bề mặt đệm. Những yếu tố này kết hợp với độ ẩm có trong không khí sẽ làm tăng nguy cơ nấm mốc phát triển. Đặc biệt, nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, việc đệm bị đổ nước, sữa hoặc dính bẩn là điều khó tránh khỏi, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc.
Sử dụng đệm quá lâu
Sau thời gian dài sử dụng, đệm sẽ dần bị mất đi đặc tính ban đầu các lớp bông bên trong bị nén chặt, không còn thoáng khí như trước. Điều này khiến không khí khó lưu thông, dễ hút ẩm từ môi trường; cộng với bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi tích tụ khiến nấm mốc dễ dàng phát triển.
Hậu quả khi đệm bông ép bị mốc
Đệm bông ép bị mốc có thể dẫn đền nhiều tác hại, có thể kể đến như:
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Nấm mốc trên đệm có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là với làn da và hệ hô hấp. Khi đệm bị mốc, các bào tử nấm mốc có thể bay vào không khí và khi hít phải có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn….Ngoài ra, nấm mốc trên đệm cũng có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa hoặc viêm da. Trẻ nhỏ và người cao tuổi hệ miễn dịch yếu là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tác động của nấm mốc.

Mùi hôi khó chịu
Mùi ẩm mốc kết hợp với các mùi khác từ mồ hôi, bụi bẩn tạo nên mùi hôi khó chịu làm không gian phòng ngủ trở nên ngột ngạt. Mùi hôi kéo dài có thể gây khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và giấc ngủ của người sử dụng.
Giảm tuổi thọ của đệm
Nấm mốc phát triển trên đệm không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng của đệm. Khi bông ép bên trong bị nhiễm nấm mốc, các sợi bông sẽ dần mất đi tính liên kết và độ bền vốn có. Điều này dẫn đến tình trạng đệm dễ bị xẹp lún, không còn đảm bảo được sự thoải mái cho người sử dụng. Nếu không được xử lý kịp thời, nấm mốc có thể lan rộng và thâm nhập sâu hơn vào lớp bông ép, làm cho đệm bị mục nát và làm hỏng cấu trúc đệm.
Giảm chất lượng giấc ngủ
Mùi hôi từ đệm bị mốc có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu và mất ngủ. Bên cạnh đó, những tác động của nấm mốc lên sức khỏe như hắt hơi, ngứa ngáy, hoặc khó thở cũng gây gián đoạn giấc ngủ
Các bước xử lý đệm bông ép bị mốc hiệu quả nhanh chóng
Bước 1: Giặt vỏ áo đệm
Bạn cần tháo rời vỏ đệm ra và mang chúng đi giặt bằng tay hoặc bằng máy. Lưu ý trước khi giặt thì cần kéo khóa vỏ đệm lại. Sau đó mang vỏ đệm đi phơi tại nơi có nắng nhẹ và thoáng mát cho đến khi khô hoàn toàn.

Bước 2: Hút bụi cho đệm bông ép
Ban nên sử dụng máy hút bụi chuyên dụng cho đệm, có gắn cọ để có thể loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc bám trên bề mặt đệm.
Bước 3: Sử dụng dung dịch tẩy rửa để xử lý vết nấm mốc trên đệm
Bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên để xử lý các vết nấm mốc trên đệm bông ép một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây
Sử dụng giấm ăn
Giấm ăn không chỉ có tác dụng tẩy trắng mà còn khử mùi hôi hiệu quả. Để loại bỏ vết nấm mốc trên đệm bông ép bằng giấm ăn, bạn làm theo hướng dẫn sau:
- Pha dung dịch giấm ăn với bột giặt.
- Từ từ đổ dung dịch này lên các vết nấm mốc trên đệm và dùng khăn sạch chà nhẹ nhàng cho đến khi vết ố được loại bỏ.
Sử dụng dung dịch Amoniac và thuốc tím
Thuốc tím và Amoniac khi kết hợp với nhau sẽ là giúp loại bỏ nhanh chóng các vết bẩn và nấm mốc trên đệm. Bạn chỉ cần làm theo các bước dưới đây:
- Đổ trực tiếp Amoniac lên chỗ nấm mốc trên đệm.
- Tẩm một chút thuốc tím lên một chiếc khăn sạch màu trắng rồi dùng khăn để lau vết ẩm mốc trên đệm đến khi sạch
- Dùng một chiếc khăn trắng sạch khác để lau lại toàn bộ mặt đệm
Sử dụng chanh
Với những vết nấm mốc vừa mới xuất hiện, bạn có thể dùng chanh để loại bỏ chúng theo các bước sau:
- Vắt nước cốt chanh trực tiếp lên vết nấm mốc.
- Đợi một chút cho nước chanh ngấm vào đệm sau đó dùng khăn ẩm lau sạch
Sử dụng Baking Soda
Baking soda giúp làm sạch vết ố mốc và khử mùi hiệu quả trên đệm bông ép, các bước thực hiện như sau:
- Dùng khăn ẩm chà nhẹ nhàng lên vết nấm mốc trên đệm.
- Rắc bột baking soda lên vùng đệm bị bẩn và để nguyên trong khoảng 30 phút.
- Dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng lên vết bẩn để làm sạch
- Sử dụng máy hút bụi để hút sạch bột baking soda còn sót lại trên bề mặt đệm.

Bước 4: Phơi khô đệm
Sau khi đã sử dụng cách cách trên để loại bỏ vết ố mốc trên đệm, bạn cần mang đệm đi phơi ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ cho đến khi đệm khô hoàn toàn mới tiếp tục sử dụng lại.
Cách phòng ngừa đệm bông ép bị mốc
Dưới đây là một số cách hiệu quả để phòng ngừa tình trạng đệm bị mốc mà bạn nên áp dụng:
Đặt đệm ở nơi khô ráo, thoáng mát
Đệm cần được đặt trong không gian khô ráo, thoáng mát. Chính vì thế bạn cần giữ phòng ngủ luôn thoáng khí bằng cách thường xuyên mở cửa sổ phòng ngủ cho không khí lưu thông. Ngoài ra, vào những ngày nồm ấm, bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để làm giảm bớt độ ẩm không khí
Vệ sinh đệm định kỳ
Việc vệ sinh đệm thường xuyên giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc trên bề mặt đệm. Việc vệ sinh đệm bông ép cũng hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần tháo vỏ áo đệm và giặt chúng bằng tay hoặc bằng máy và phơi khô hoàn toàn trước khi bọc vào đệm. Còn với ruột đệm, bạn chỉ cần sử dụng máy hút bụi để hút đi những bụi bẩn không may lọt vào. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu đệm bị bẩn bởi các yếu tố như mồ hôi, đồ ăn thức uống rơi vãi…thì cần được xử lý ngay. Bạn có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa tự nhiên như giấm, baking soda để lau sạch các khu vực đó, đảm bảo đệm luôn sạch và an toàn khi sử dụng.

Dùng ga chống thấm
Sử dụng ga chống thấm sẽ giúp bảo vệ đệm khỏi việc tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng, mồ hôi hay các yếu tố khác có thể làm ẩm đệm. Đặc biệt, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hay thú cưng, việc dùng ga chống thấm là giải pháp lý tưởng để ngăn ngừa đệm bị ẩm mốc. Các loại ga chống thấm hiện nay cũng rất dễ vệ sinh, có thể tháo ra giặt giũ dễ dàng, giúp bạn giữ đệm sạch sẽ trong thời gian dài
Phơi đệm thường xuyên
Phơi đệm định kỳ là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để ngăn ngừa nấm mốc. Bạn nên phơi đệm ít nhất 2-3 lần mỗi năm, đặc biệt là sau những đợt thời tiết ẩm ướt hoặc sau khi vệ sinh đệm. Khi phơi đệm, hãy chọn những ngày nắng ráo và phơi ở nơi thoáng gió nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của đệm.
Khi nào cần thay mới đệm bông ép bị mốc?
Mặc dù có nhiều cách để xử lý tình trạng đệm bị mốc, nhưng trong một số trường hợp, nấm mốc có thể phát triển quá nhanh và xâm nhập sâu vào cấu trúc đệm, khiến việc khắc phục trở nên khó khăn. Khi nấm mốc đã lan rộng và ăn sâu vào bên trong đệm, việc loại bỏ hoàn toàn không còn khả thi nữa. Lúc này, đệm sẽ gây mùi hôi khó chịu và trở thành nguồn lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp, dị ứng da.
Nếu bạn đã thử nhiều biện pháp làm sạch nhưng mùi hôi và nấm mốc vẫn tồn tại, thay vì tiếp tục sử dụng đệm cũ, tốt nhất bạn nên thay thế một chiếc đệm mới. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn mang lại giấc ngủ ngon và chất lượng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách xử lý đệm bông ép bị mốc hiệu quả để giữ đệm luôn bền đẹp. Nếu có nhu cầu mua đệm bông ép chính hãng với mức giá ưu đãi, vui lòng liên hệ Hotline hoặc ghé ngay cửa hàng thegioidembongep.com nhé!